Bạn đang quan tâm tìm kiếm gì? Cơ hội học tập tại những nền giáo dục hàng đầu? Cơ hội định cư lâu dài tại một trong những quốc gia có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới?

Trong những năm gần đây, Úc và  new zealand  trở thành những điểm đến hàng đầu của  du học  sinh Việt Nam vì chất lượng đào tạo, giá trị bằng cấp, môi trường sống thân thiện, chi phí hợp lý và thủ tục visa thuận lợi. Đây là những đất nước rộng lớn với dân số ít nên chính phủ các nước này đưa ra các chính sách thu hút dân cư trẻ tuổi, ưu tiên các bạn HS-SV quốc tế từ khắp các nơi đến học tập, làm việc và sinh sống lâu dài.

 

Hiện nay, Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm nhận được rất nhiều thắc mắc của các bạn HS-SV và phụ huynh về cơ hội du học và định cư tại 2 quốc gia này. Đa số các thắc mắc xoay quanh những vấn đề sau:

1.Học lực của các bạn có phù hợp để đi du học hay không?

Các bạn đừng quá lo lắng nếu không có kết quả học tập khá giỏi, hiện có rất nhiều Cao đẳng (CĐ), Học viện (HV) với chất lượng tốt, khóa học phong phú, học phí không cao đang chấp nhận các bạn vào học từ CĐ và liên thông lên Đại học (ĐH). Hãy chọn cho mình một nghề phù hợp với bạn và cơ hội xin việc làm cao sau khi tốt nghiệp tại nước bạn đã học. Cánh cửa ĐH danh tiếng không phải là cánh cửa nghề nghiệp duy nhất.

Xem thêm :  Tìm việc làm thêm an toàn, dễ hay khó ? (kì 1)

2.Chi phí cao, vượt quá khả năng tài chính của gia đình?

Nếu các bạn dự định du học dài hạn ở nước ngoài, chi phí là vấn đề các bạn cần quan tâm đầu tiên. Các trường ĐH thường có học phí cao hơn so với các HV, các trường CĐ. Vậy sao bạn không tìm hiểu về các HV, các trường CĐ lớn cung cấp đầy đủ khóa học từ CĐ lên đến Cử nhân với môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế nhưng học phí chỉ khoảng 250.000.000VNĐ/năm.

3.“Rào cản” trong việc chứng minh thu nhập?

Các bậc phụ huynh thường gặp rất nhiều khó khăn khi muốn giải thích thu nhập của họ với Cơ quan ngoại Di trú nước ngoài vì giấy tờ không được rõ ràng, hợp lệ. Hiện tại chính phủ Úc đã mở rộng hơn cánh cửa đối với du học sinh khi không yêu cầu du học sinh phải chứng minh tài chính khi đến Úc du học. Còn đối với New Zealand, đội ngũ tư vấn viên của Trung tâm Việt Nam Hợp Điểm có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn giấy tờ thu nhập của khách hàng tại Việt Nam và yêu cầu của Cơ quan Di trú New Zealand nên sẽ đảm bảo kết quả thị thực cao nhất cho du học sinh.

4.Trình độ tiếng Anh còn hạn chế, phải làm sao?

Hiện nay, Cơ quan Di trú New Zealand không yêu cầu HS-SV quốc tế ghi danh vào tất cả các cấp học phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IETLS/TOEFL iBT). Theo đó, bạn vẫn có thể đăng ký học tiếng Anh tại các trường học hoặc Trung tâm Anh ngữ của nước này. Đối với Úc, những bạn đăng ký học tiếng Anh, trung học, CĐ liên thông ĐH, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ thì cũng không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và có thể đăng ký học tiếng Anh tại các trường ở Úc.

Xem thêm :  New Zealand có phải là một đất nước nên đến để du học ?

Tiếp tục đồng hành cùng các bạn HS-SV và phụ huynh, trong tháng 8/2012, Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm hân hạnh đem đến “Tháng Du học Úc & New Zealand” từ 06/08 – 06/09 với nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt như sau:

Miễn phí dịch vụ và phí dịch thuật hồ sơ du học: HS-SV chỉ phải đóng phí xét thị thực của Cơ quan Di trú 2 nước, phí ghi danh và học phí theo yêu cầu của trường.

Miễn phí dịch vụ của 01 hồ sơ du lịch đầu tiên: cho ba hoặc mẹ của học sinh khi muốn sang thăm học sinh tại Úc.

Hợp Điểm hiện là Đại diện  tuyển sinh  cho nhiều trường học uy tín và chất lượng cao tại Úc và New Zealand. Mọi thông tin chi tiết về trường lớp, thủ tục xin Visa du học và đăng kí tham gia “Tháng Du học Úc & New Zealand”, quí khách vui lòng liên hệ:

+ Trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm

26 Lê Quí Đôn, Q.3, TP.HCM (08-39304812 – 39304970)

8E Lương Hữu Khánh, Q.1, TP.HCM (08-39252602 – 39253183)

Email: duhoc@vietnamhopdiem.edu.vn

+ Văn phòng đại diện tại Hà Nội:

18 Ngõ 30, Phố Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Q,Hai Bà Trưng, Hà Nội (04-36231665)

Email: duhochanoi@vietnamhopdiem.edu.vn

Website: www.vietnamcentrepoint.edu.vn

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here