Kính mời các doanh nhân và các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đại học tham dự buổi phỏng vấn chương trình “ Hỗ trợ Doanh nhân đầu tư và định cư tại Newzealand”

Thời gian: 9.30 ngày 20 tháng 3 năm 2013

Địa điểm: VP AHEDULINKS – 161 Đào Duy Anh, F9, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Người phỏng vấn: Ms Pat Mao – Giám đốc  tuyển sinh  trường SIT

Liên hệ đăng ký trước để được sếp chỗ: 08.22475694/93

Số lượng người Việt Nam quan tâm đến việc định cư ở nước ngoài ngày càng tăng theo con số thống kê hàng năm.

Những năm 2008 thì số lượng quan tâm đến chương trình visa đầu tư này còn hạn chế do không chứng minh được nguồn thu nhập của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã hội đủ điều kiện cho các loại visa trên vì doanh nghiệp đã chứng minh được nguồn tài sản trong sạch của mình bằng việc thực hiện đúng các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đây là một tín hiệu đáng mừng.

Điều kiện visa 188 đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng minh nguồn tiền đã đầu tư trong sạch từ phía VN mà còn phải chứng minh trong vòng 2 năm khi visa được cấp phải mang vào Úc 500.000AUD cho thương vụ đầu tư và phải chứng minh có lợi nhuận cũng như là thuê ít nhất 2 người thường trú nhân hoặc công dân Úc thì mới đủ điều kiện trở thành thường trú nhân của Úc. Đối với visa 165 thì doanh nhân phải mua trái phiếu chính phủ Úc lên đến 750.000AUD. Đây là 2 dạng visa đang được nhiều người quan tâm nhất dành cho nhà đầu tư bên ngoài nước Úc.

Đối với Newzealand thì số tiền yêu cầu cho visa đầu tư là 1.500.000 NZD sau 2 năm cũng phải chứng minh có lợi nhuận và thuê ít nhất 2 người Kiwi.Chắc khi đọc đến đây, hẳn những doanh nhân đang có ý định đầu tư ra nước ngoài cũng phải băn khoăn, với số tiền đầu tư lớn như vậy, cơ hội thành công là bao nhiêu phần trăm?

Để giải quyết vấn đề này, chương trình PGDipBE của Newzealand được sinh ra để giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Newzealand, và sau đó, nếu muốn nhà đầu tư có thể vào Úc định cư.

CHƯƠNG TRÌNH PGDipBE HỖ TRỢ DOANH NHÂN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH CƯ TẠI NEWZEALAND.

new zealand  là quốc gia nổi tiếng thế giới về ngành du lịch, giáo dục, chăn nuôi cừu, bò sữa và gỗ thông; nhằm giúp các nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam muốn tìm hiểu về cơ hội đầu tư và định cư an toàn và giảm chi phí cho giai đoạn 2 năm đầu tiên.

Bước 1: Bạn được cấp visa sang NZ trong khoảng thời gian 8 tháng để tham gia chương trình cải thiện trình độ ngoại ngữ đầu vào. Bạn phải đạt ít nhất 65% khối lượng bài tập anh văn để chính thức vào chương trình PGDipBE. Nếu bạn có điểm IELTS 6.0 thì được vào thẳng chương trình này.

Bước 2: Chương trình PGD kéo dài 18 tháng (visa 18 tháng), bạn cần tham gia PGD từ 6 tháng tại thành phố Invercagill để học cách thành lập doanh nghiệp, tìm hiểu các chính sách và những cơ hội đầu tư ở NZ, sau đó, Bạn sẽ có 12 tháng tập làm quen với việc mở thương vụ kinh doanh, 12 tháng này bạn sẽ làm luận án về vấn đề bạn sẽ kinh doanh với sự hỗ trợ của các giáo sư từ chương trình PGDipBE. Lúc này việc kinh doanh của bạn bắt buộc phải có Spouse (Vợ hoặc chồng) quản lý việc khởi sự kinh doanh của mình.

Bước 3: Chính thức cho việc kinh doanh thực sự tại đất nước mới New Zealand. Giờ đây bạn đã đủ kiến thức và trình độ ngoại ngữ cũng như là kinh nghiệm để điều hành việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ được cấp Work visa 2 năm để ở lại NZ kinh doanh. Sau 2 năm, Bạn chứng minh được việc kinh doanh của mình có lợi nhuận và có thuê ít nhất 2 người PR hoặc Citizen của NZ thì bạn sẽ chính thức trở thành PR (Permanent Residences thường trú nhân) của NZ. Tổng thời gian ở NZ 5 năm, bạn sẽ trở thành Citizen của NZ và bạn được vào Úc làm việc và sinh sống (Bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, y tế, giáo dục như công dân Úc).

Hiện nay chúng tôi đang nhận hồ sơ của những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc doanh nhân có nhu cầu học chương trình sau đại học tại Newzealand với mục đích tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc đầu tư tại đây. Đối với chương trình này, sinh viên được phép mang vợ chồng con cái sang NZ và được cấp visa học các chương trình phổ thông gần như miễn phí. Những ý tưởng kinh doanh sau khóa học như: mở quán café kết hợp với dạy khách cách làm Hoa đất, mở nhà hàng Việt Nam tại Queenstown, kinh doanh BĐS mở shop nữ trang bạc handmade, trang trại nuôi bò, cừu… Với những loại hình kinh doanh này, có thể thấy rằng số vốn rất an toàn cho nhà đầu tư chỉ khoảng 30.000NZD – 200.000NZD.

Đây là chương trình giảm thiểu sự thiệt hại đến tối đa của nhà đầu tư nếu công việc kinh doanh không thành công, trong khi đó, vì bạn được học ngoại ngữ, con đi học gần như miễn phí và giảm được những rủi ro như là phải bỏ ra số tiền rất lớn (bao gồm cả tiền đầu tư của doanh nhân cũng như chi phí học hành của con cái bạn) như các chương trình khác của Mỹ, Úc và Canada.

Nếu như bạn không có tiền đầu tư mở doanh nghiệp thì sao? Bạn có quyền nộp đơn và khi xin được việc làm thì cũng sẽ được cấp PR nếu bạn được ký hợp đồng lao động dài hạn và sau đó là Citizen.

Chương trình PGDipBE hỗ trợ:

– 1 suất  học bổng  anh văn 24 tuần trị giá lên đến 160 triệu đồng

– Trẻ em dưới 18 tuổi được đi học tại các trường công lập gần như miễn phí

– Vợ/Chồng đi theo được đi làm toàn thời gian.

– Thành lập doanh nghiệp với số vốn chỉ từ 500 triệu để được PR của New Zealand.

ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC KHI THAM GIA PGD:

– Có bằng đại học cử nhân hoặc ít nhất bằng cao đẳng kết hợp trên 5 năm kinh nghiệm về quan lý

– Đủ khả năng tài chính cho 24 tháng tương đương khoảng 1 tỷ VND

– Có sức khỏe tốt, không mắc các chứng bệnh truyền nhiễm.

– Có lý lịch tư pháp tốt và có kinh nghiệm quản lý thành công tại VN.

AHEDULINKS sẽ đưa bạn đến NZ trong thời gian ngắn nhất, nếu bạn đã sẵn sàng.

Liên hệ với đại diện tuyển sinh chính thức của trường:

Trung tâm Tư vấn  du học  AHEDULINKS – Du học với chi phí thấp

VPDD TP HCM: 161 Đào Duy Anh, F9. Q. Phú nhuận, TP HCM

Tel: 08.22475693/94 Hotline: +84.908084480

VP DD Hà nội: Số 4 ngõ 92, Đào Tấn, Q. Ba đình, Hà nội

Tel: 04. 66 849 446 Hotline: +84.983474445

Web: www.ahedulinks.com.vn email: contact@ahedulinks.com.vn YM! Ahedulinks2/ahedulinks3

Xem thêm :  Làm thế nào để sống lâu với ngành quản lý nhà hàng khách sạn

1 COMMENT

  1. Đọc xong cái thông tin này nhức đầu chết đi được vì tài chính của mình không đủ mạnh để theo học.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here